Nguồn gốc, ô nhiễm Asen trong nước?

- Nguyên tố Asen là gì?
- Asen ( có tên gọi khác là Arsenic, arsen, thạch tín) là một nguyên tố hóa họccó ký hiệu As và số nguyên tử Arsenic lần đầu tiên được Albertus Magnus (Đức) viết về nó vào năm 1250. Khối lượng nguyên tử của nó bằng 74,92. Arsenic là một á kim gây ngộ độc và có nhiều dạng thù hình: màu vàng (phân tử phi kim) và một vài dạng màu đen và xám (á kim) chỉ là số ít mà người ta có thể nhìn thấy.
- Ba dạng có tính kim loại của arsenic với cấu trúc tinh thể khác nhau cũng được tìm thấy trong tự nhiên (các khoáng vật arsenic sensu stricto và hiếm hơn là arsenolamprit cùng pararsenolamprit), nhưng nói chung nó hay tồn tại dưới dạng các hợp chất arsenua và arsenat. Vài trăm loại khoáng vật như thế đã được biết tới.
- Trạng thái oxy hóa phổ biến nhất của nó là -3 (arsenide: thông thường trong các hợp chất liên kim loại tương tự như hợp kim), +3 (arsenat (III) hay arsenit và phần lớn các hợp chất arsenic hữu cơ), +5 (arsenat (V): phần lớn các hợp chất vô cơ chứa oxy của arsenic ổn định). Arsenic cũng dễ tự liên kết với chính nó, chẳng hạn tạo thành các cặp As-As trong sulfide đỏ (α-As4S4) và các ion As43- vuông trong khoáng coban arsenide có tên skutterudit. Ở trạng thái oxy hóa +3, tính chất hóa học lập thể của arsenic chịu ảnh hưởng bởi sự có mặt của cặp electron không liên kết.
- Cần phân biệt giữa arsenic vô cơvà arsenic hữu cơ, trong khi arsenic vô cơ có độc tính mạnh, arsenic hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên từ sự phân hủy các loài cá, hải sản, không có độc tính và đào thải nhanh chóng khỏi cơ thể con người.
- Nguồn gốc và sự phân bố Asen trong thiên nhiên
- Asen trong tự nhiên có thể tồn tại trong môi trường đất, nước, không khí, sinh học….
- Asen có liên quan chặt chẽ tới các quá trình địa chất, địa hóa, sinh địa hóa. Các quá trình này sẽ làm cho Asen nguyên sinh có mặt trong một số thành tạo địa chất. Các phân vị địa tầng, mangan, các biến đổi nhiệt dịch và quặng hóa sunphua chứa Asen. Nó tiếp tục phân tán hay tập trung gây ô nhiễm môi trường sống.
- Ô nhiễm Asen trong nước
- Asen được giải phóng vào môi trường nước do quá trình oxi hóa các khoáng sunfua hoặc do quá trình khử các khoáng oxi hidroxit giàu Asen. Về cơ chế xâm nhiễm các kim loại nặng. Trong đó có Asen vào nước ngầm cho đến nay. Đã có nhiều giả thiết khác nhau nhưng vẫn chưa thống nhất.
- Thông qua các quá trình thủy địa hóa và sinh địa hóa, các điều kiện địa chất thủy văn tại từng khu vực mà Asen gây ra sự ô nhiễm môi trường nước tại khu vực đó.
- Hàm lượng Asen trong nước dưới đất phụ thuộc vào tính chất và trạng thái môi trường địa hóa. Asen tồn tại trong nước dưới đất ở dạng H3AsO4-1 (trong môi trường pH axit đến gần trung tính). HAsO4-2 (trong môi trường kiềm). Hợp chất H3AsO3 được hình thành chủ yếu trong môi trường oxi hóa-khử yếu. Các hợp chất của Asen với Na có tính hòa tan rất cao. Những muối của Asen với Ca, Mg, các hợp chất Asen hữu cơ trong môi trường pH gần trung tính. Nó nghèo Ca thì độ hòa tan kém hơn các hợp chất hữu cơ. Đặc biệt là Asen-axit fulvic thì rất bền vững. Có xu thế tăng theo độ pH và tỷ lệ Asen-axit fulvic. Các hợp chất của As5+ hình thành theo phương thức này.
- Asen là nguyên tố có mặt trong nhiều loại hóa chất sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: hóa chất, phân bón (lân – phốt phát, đạm- nitơ), thuốc bảo vệ thực vật, giấy, dệt nhuộm…Nhiều ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch như công nghiệp xi măng, nhiệt điện,…. Công nghệ đốt chất thải rắn cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí, nước bởi Asen.
- Các ngành công nghiệp khai thác và chế biến các loại quặng. Nhất là quặng sunfua, luyện kim tạo ra nguồn ô nhiễm Asen. Việc khai đào ở các mỏ nguyên sinh đã phơi lộ các quặng sunfua. Làm gia tăng quá trình phong hóa, bào mòn và tạo ra khối lượng lớn đất đá thải có lẫn Asenopyrit ở lân cận khu mỏ. Tại các nhà máy tuyển quặng, Asenopyrit được tách ra khỏi các khoáng vật có ích và phơi ra không khí. Asenopyrit bị rửa lũa, dẫn đến hậu quả là một lượng lớn Asen được đưa vào môi trường xung quanh. Những người khai thác tự do khi đãi quặng đã thêm vào axit sunphuric, xăng dầu, chất tẩy. Asenopyrit sau khi tách khỏi quặng sẽ thành chất thải và được chất đống ngoài trời. Rồi trôi vào sông suối, gây ô nhiễm tràn lan.
Trên đây là một số nguồn chính phát thải Asen gây ô nhiễm nước, môi trường đất, không khí.
Liên hệ 288 Hòa Bình – Để được tư vấn và sử dụng giải pháp xử lý nước cho công trình: 0912346628.